Bánh Mì-Các lỗi thường gặp!

0949 409 623 info@glofoco.com
Vietnamese English

Bộ lọc theo thứ tự

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Chia sẻ kiến thức

Bánh Mì-Các lỗi thường gặp!

 

1. Bánh mì đặc, cứng, không nở

  • Bột quá khô và cứng. Trong lúc nhào bột, có thể do sử dụng bột áo để chống dính tay và dính mặt bàn, làm cho khối bột bị khô và chắc, nặng. Điều này làm cho bánh khi nướng không thể nở được mà trở thành một khối gần như y nguyên, cứng và đặc. Giải pháp: thêm nước/sữa trong quá trình nhào bột để  trạng thái bột sau khi nhào xong cần phải còn hơi dính và mềm mượt.
  • Lượng men dùng không đủ. Giải pháp: Kiểm tra lúc cân nguyên liệu
  • Quá nhiều muối. Muối ức chế khả năng sinh trưởng của nấm men làm cho bánh mì không thể nở được. Giải pháp: Điều chỉnh lượng muối trong công thức. Lưu ý tránh đổ trực tiếp muối vào nấm men.
  • Nhiệt độ ủ bột thấp, nói cách khác là nhiệt độ môi trường quá mát, hoặc lạnh. Trong môi trường này nấm men sẽ không hoạt động không hiệu quả. Đối với bánh mì thì cần có nhiệt độ môi trường từ 32-37oC. Giải pháp: Ủ bột  trong môi trường ấm.
  • Thời gian ủ bột chưa đủ, còn quá ngắn bạn đã vội đem bột đi tạo hình và nướng, bột khi đó chưa đạt được đến độ nở của nó. Giải pháp: xem lại thời gian ủ. Mẹo dùng 02 ngón tay ấn xuống khối bột ủ khoảng 2cm, nếu thấy vết lõm không đàn hồi trở lại được là bột đã ủ đủ thời gian.
  • Nhiệt độ của lò nướng quá cao, vượt mức phù hợp để nướng bánh- Giải pháp: Điều chỉnh lại nhiệt độ lò nướng. Thông số nhiệt độ tuỳ theo công suất của lò, kích thước của bánh. Thông thường nhiệt độ nướng bánh mì khoảng 170-200oC. thời gian nướng khoảng 20-30 phút.
  • Men không hoạt động: quá trình hoạt hoá (active) ở nhiệt độ quá cao làm men bị chết hoặc men quá cũ. Giải pháp: hoạt hoá men ở nhiệt độ khoảng 40 oC, kiểm tra thời hạn sử dụng của men.

2. Bánh có vị chua và mùi men rõ rệt

  • Thời gian ủ bột quá lâu làm cho nấm men hoạt động qua lâu sinh ra nhiều hợp chất tạo mùi chua. Giải pháp: Giảm thời gian ủ. Mẹo: Khi bột nở gấp đôi là đạt yêu cầu hoặc dùng 02 ngón tay ấn xuống khối bột, nếu khối bột bị xẹp là thời gian ủ đã quá lâu.
  • Lượng men sử dụng quá nhiều. Giải pháp: giảm lượng men sử dụng hoặc giảm nhiệt độ ủ để men hoạt động chậm hơn trong khoảng từ 24 – 29 độ C.
  • Thời gian nướng chưa đạt làm cho mùi men chưa thoát hết khỏi bánh. Giải pháp: Điều chỉnh nhiệt độ lò nướng và thời gian nướng.

3. Bánh nở không đều

  • Không để bột nghỉ trước khi tạo hình- Giải pháp: Sau khi ủ bột và khối bột nở lên gấp đôi, chúng ta lấy bột ra và ép cho khí ra hết. Sau đó để cho bột  nghỉ khoảng 10 phút rồi mới nhào nặn tạo hình cho bánh.
  • Nhiệt độ lò nướng không đều- Giải pháp: Kiểm tra nhiệt độ trong lò, đối với bánh mì thường sử dụng lò nướng xoay để bánh được chín đều.
  • Bột không giữ được hình dạng sau khi tạo hình
  • Bột bánh mì quá mềm và nhão- do lượng nước trong công thức quá nhiều. Giải pháp: Xem lại tỉ lệ chất lỏng: chất khô trong công thức. Mẹo: có thể dùng một chiếc khăn khô, sạch rồi bọc phần bột vào bên trong, gói kỹ rồi để yên trong khoảng 15 - 20 phút. Khăn sẽ giúp hút bớt lượng nước thừa trong bột giúp bột khô hơn. Trường hợp bột vẫn còn quá nhão, có thể bổ sung thêm bột khô từ từ để điều chỉnh sao cho khối bột không bị quá nhão mềm (và chú ý thêm vừa đủ, không để bột bị khô quá).
  • Sau khi định hình, nên cho bột vào khuôn để giúp giữ được hình dạng bánh tốt hơn.

4. Mặt bánh bị nứt, không mịn

  • Do bột quá khô. Giải pháp: điều chinh lại tỉ lệ lỏng: khô trong công thức
  • Mặt bánh không min: Do nhào bột chưa đạt yêu cầu. Thông thường các thợ làm bánh thường dùng tay kéo dãn ra thì bột sẽ tạo thành một lớp màng mỏng. Nếu bột không bị đứt khi kéo và màng mòng có thể cho ánh sáng có thể đi xuyên qua thì bột đã đạt yêu cầu.

5. Vỏ bánh quá dày và cứng

  • Bột quá khô. Giải pháp: xem lại tỉ lệ lỏng: khô trong công thức
  • Khi ủ lần 2, bột bị khô do không khí tiếp xúc trực tiếp với mặt bánh. Giải pháp: Dùng khăn phủ lên mặt bánh trong khi ủ hoặc phết một lớp dầu mỏng lên mặt bánh.
  • Thời gian nướng quá lâu làm vỏ bánh khô, dày.

6. Màu vỏ bánh mì nhợt nhạt

  • Trong công thức quá ít đường, làm phản ứng caramel xảy ra ít khiến cho màu bánh không được đẹp.
  • Nhiệt độ lò nướng thấp làm cho phản ứng caramel không xảy ra khiến cho màu bánh bị nhợt
  • Thời gian ủ quá lâu, khiến cho nấm men sử dụng hết lượng đường trong công thức.
  • Bài viết khác
THỰC PHẨM TOÀN CẦU

Địa chỉ: B1/13/2, Xã Đa Phước, H.Bình Chánh , TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0949.409.623

Email: info@glofoco.com

Website: www.glofoco.com

Follow us
Facebook Zalo Youtube Skype

Designed by Vietwave